Mạch điện hỗn tạp không tường minh





Bóc tách mạch điện

Tác giả: JESSE LEE MASON
Làm thế nào để bạn phân tích một mạch với điện trở trong loạt và cấu hình song song? Với Break It Down-Build It Up Phương pháp!
0:00 INTRO: Trong video này, chúng tôi giải quyết một loạt sự kết hợp và song song với vấn đề mạch điện trở cho điện áp trên, hiện nay thông qua và tiêu hao bằng điện trở của mạch.

01:32 BREAK IT DOWN: Chúng ta vẽ lại mạch ở dạng tuyến tính để dễ dàng xác định hàng loạt các mối quan hệ song song. Sau đó, chúng tôi kết hợp điện trở sử dụng phương trình kháng tương đương. Sau khi vẽ lại nhiều lần chúng tôi kết thúc với một điện trở đơn đại diện cho kháng tương đương của mạch. Chúng tôi sau đó áp dụng định luật Ohm cho mạch điện đơn giản (hay đúng hơn là đơn giản) này và xác định các mạch hiện tại (I-0 trong video).

07:36 BUILD IT UP: retracing redraws của chúng tôi, chúng tôi xác định điện áp trên và dòng điện qua mỗi điện trở trong mạch sử dụng định luật Ohm.

00:51 POWER: Sau khi lập bảng các giải pháp của chúng tôi, chúng tôi xác định sự tiêu hao của mỗi điện trở.
mach cau dinh luat ohm

Bồi dưỡng HSG điện học

Định luật Ohm



Bài tập về mạch điện có biến trở

Biến trở



Câu hỏi định tính vật lý hay

cau hoi dinh tinh vat ly


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN I : CƠ HỌC 8

Từ chối làm việc tại các tập đoàn lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bá Hải (SN 1983) trở về nước truyền thụ kiến thức cho giới trẻ với mức học phí... 1 đô la/khóa học.
  
Nguyễn Bá Hải (giữa)
Nguyễn Bá Hải nhận bằng TS trước thời hạn ở tuổi 28 chuyên ngành biorobotics (robot sinh học) tại Hàn Quốc với bằng khen và giải thưởng Đề tài TS tốt nhất của trường trong khóa tốt nghiệp.

Trước đó, Bá Hải được cấp 4 bằng phát minh, sáng chế quốc tế, trong đó 3 bằng được ứng dụng thực tế từ luận văn thạc sỹ xuất sắc 100/100 điểm, được tập đoàn ô tô Hyundai cấp học bổng 50.000 USD, công bố nhiều công trình nghiên cứu tại hiệp hội kỹ sư điện - điện tử Hoa Kỳ và các hội thảo quốc tế uy tín khác. Lý lịch khoa học trích ngang của Hải khiến không ít người choáng.

Càng bất ngờ hơn, chàng TS trẻ từ chối lời mời làm việc tại một Cty sản xuất ô tô lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng để về quê nhà, truyền kiến thức và ngọn lửa đam mê cho thế hệ trẻ.

“Khi đậu vào khoa cơ khí động lực trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, vì gia đình khó khăn nên mình phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ bán sách báo cũ, dạy kèm, dịch thuật cho đến hàn điện, phụ bàn, bán đồng hồ, mắt kính dạo”, Bá Hải tâm sự.

Về lại chính ngôi trường từng học Đại học, TS Hải cùng các giáo viên tâm huyết xây dựng ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ô tô, là ngành mà sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp cận.

Để kêu gọi các bạn trẻ đam mê cơ khí, kỹ thuật theo học, cập nhật kiến thức mới, Bá Hải sáng lập Khóa học 1 đô la, dạy về LabView (ngôn ngữ lập trình đồ họa trực quan).

Theo Bá Hải, nếu tổ chức dạy miễn phí, các bạn sẽ thờ ơ mà không nhiệt tình tham gia nghiêm túc. “Con số 1 đô la chỉ là tượng trưng. Giới trẻ Việt Nam ham học, nhưng điều kiện khó khăn khiến các bạn không có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới”, Bá Hải cho biết.

Với LabView, Bá Hải (hiện là Trưởng phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô - Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM) đã sáng chế ra nhiều sản phẩm như xe quân sự điều khiển từ xa, robot chó Rudo biết giữ nhà, Steer by wire (lái không trục lái) cho ô tô…

Bá Hải còn nổi tiếng với bộ thí nghiệm đa năng HDL-9000 trong ô tô, cơ điện tử và điều khiển học với giá chỉ 1.000 USD, trong khi giá sản phẩm tương tự nước ngoài bán 10.000 USD. Vừa rồi, sản phẩm Chiếc nón kỳ diệu giành cho người khiếm thị được Nguyễn Bá Hải sáng chế ra mắt thành công.

Bá Hải cho biết, Khóa học 1 đô la giới thiệu cho bạn trẻ các ứng dụng trong ngành kỹ thuật thông qua video về các thiết bị, hệ thống trong kỹ thuật và tương tác tại phòng thí nghiệm, nhà máy thực tế.

“Nắm được kiến thức tổng quan về một hệ thống cơ điện tử, biết lập trình LabView căn bản và thu thập tín hiệu từ cảm biến vào máy tính là nền móng vững chắc mà khóa học mong muốn đưa đến cho các bạn trẻ yêu kỹ thuật”, TS Hải chia sẻ.

Hiện có hơn 500 bạn trẻ được đào tạo trong Khóa học 1 đô la. Tiến sỹ 1 đô la không chỉ mang khóa học đến với sinh viên các trường ở TPHCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác...
  • Lê Quang Minh (Tiền Phong)

Giới thiệu một số trang web về vật lý hữu ích

Xin được giới thiệu một số website hữu ích và lý thú liên quan đến các chủ đề Vật lý. Hy vọng quý thầy cô và các bạn yêu Vật lý sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích cho công việc học tập của mình. 

http://vietsciences.free.fr/
Đây là website khoa học do các nhà khoa học gốc Việt đang làm việc ở các trường đại học lớn trên thế giới, du học sinh và cộng đồng Người Việt  lập lên.
Website này cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực, trong đó Vật Lý là một mảng đồ sộ các bài viết chất lượng về: thiên văn học, lịch sử thiên văn, lịch sử vật lý, tiểu sử các danh nhân, các phát minh, các giải vật lý, thuật ngữ về vật lý, từ vựng vật lý, từ vựng thiên văn ...

Có phải Einstein là thiên tài vĩ đại cuối cùng?

Các bước đột phá lớn trong khoa học là lĩnh vực của các cá nhân chứ không phải của viện nghiên cứu. Galileo, Copernicus, Edison và Einstein đã phải lao động trong phòng thí nghiệm riêng hay suy tư về vũ trụ trong các nghiên cứu cá nhân.

Nhưng trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là từ sau thành công phóng vệ tinh Sputnik của Xô Viết vào năm 1957, xu hướng đã tạo ra nhiều viện nghiên cứu lớn thúc đẩy sự hợp tác và những khoản tài trợ lớn.

Hiện nay đạt được bước tiến khoa học lớn trở nên khó khăn hơn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học giành được giải thưởng Nobel năm 2005 phát hiện thấy tích lũy kiến thức qua thời gian buộc các khối óc lớn lao động nhiều hơn trước khi họ đạt được đột phá. Kỷ nguyên mà các nhà tư tưởng tạo ra phát kiến vĩ đại đã tăng 6 năm trong thế kỷ 20.

Thomas Edison (1847 – 1931) nhà phát minh số một của Hoa Kỳ và thế giới

1/ Thời thơ ấu.
Thomas Edison
Vào khoảng tháng 12 năm 1837, Đại Úy William L. Mackenzie và các đồng chí trong đó có ông Samuel Edison, đã tổ chức một cuộc cách mạng, định đánh chiếm thành phố Toronto thuộc Gia Nã Đại nhưng mưu sự không thành. Để tránh sự lùng bắt, ông Samuel Edison phải trốn sang Michigan, Hoa Kỳ, rồi lưu lại Detroit vì thời bấy giờ, chính phủ Gia Nã Đại dự định lưu đầy các phạm nhân chính trị sang Tasmania, châu Úc.

Sau khi mang được gia đình gồm vợ và hai con sang Hoa Kỳ vào đầu năm 1839, ông SamuelEdison dời nhà tới Milan, thuộc tiểu bang Ohio. Milan là một thị trấn nhỏ bên giòng sông Huron, cách hồ Erie vài dặm đường. Tại Milan, công việc buôn bán khá sầm uất. Từ nơi đây người dân chở đi nào ngũ cốc, rau trái, nào củi gỗ và các nông sản khác. Ông Samuel Edison dựng nên tại nơi đây một xưởng cưa và công việc làm ăn khá phát đạt. Chính tại nơi cư ngụ mới này, gia đìnhEdison đã có thêm một đứa trẻ vào ngày 11/2/1847. Ông Samuel đặt tên cho đứa bé là Thomas Alva Edison để ghi nhớ Đại Úy Alva Bradley đã có công giúp đỡ gia đình Samuel sang Hoa Kỳ.

120 CÂU HỎI VẬT LÝ TRONG THẾ GIỚI SINH VẬT

1. Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?

- Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.