Quy tắc một phần ba (1/3)
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Quy tắc 1/3 là một kỹ thuật chụp làm cho ảnh trở nên thú vị và năng động. Nó cũng là một trong những quy tắc nổi tiếng nhất trong nhiếp ảnh. Trong bài này sẽ minh hoạ các ví dụ tại sao quy luật này lại mang lại kết quả như vậy, khi nào thì có thể phá quy luật, và làm thế nào để tận dụng tối đa sức mạnh của nó để cải thiện khả năng chụp của bạn.
Tổng quan
Quy tắc 1/3 tức là một bức ảnh được vừa ý nhất khi đối tượng hoặc khu vực được chụp trong ảnh được chia thành 3 phần - cả chiều ngang và chiều dọc.
![]() | |
Ảnh chụp theo quy tắc 1/3 |
Một quy tắc có vẻ toán học nhưng lại áp dụng khá tuyệt vời trong nhiếp ảnh. Và kết quả mang lại thật đáng ngạc nhiên. Quy tắc 1/3 là tất cả để sáng tạo và phát huy tính thẩm mỹ. Nó thường tạo ra một cảm giác cân bằng mà không làm hình ảnh xuất hiện trở nên quá tĩnh và cảm giác phức tạp vừa đủ mà không làm hình ảnh quá loạn.
Ví dụ về quy tắc 1/3
Trong các hình ảnh ở trên có lẽ hơi quá đơn giản. Làm thế nào để quy tắc 1/3 thể hiện trên các bức ảnh trừu tượng hơn. Chúng ta cùng xem ảnh dưới đây và quy tắc 1/3 cụ thể như thế nào?
Ví dụ về quy tắc 1/3
Trong các hình ảnh ở trên có lẽ hơi quá đơn giản. Làm thế nào để quy tắc 1/3 thể hiện trên các bức ảnh trừu tượng hơn. Chúng ta cùng xem ảnh dưới đây và quy tắc 1/3 cụ thể như thế nào?
Chú ý là cột đá cao nhất sẽ nằm trên trục 1/3 bên phải, còn 1/3 ngang ở trên là đường chân trời. Tiền cảnh sẫm màu hơn được bố trí ở 1/3 dưới cùng và 1/3 bên phải. Ngay cả với một hình ảnh trừu tượng như vậy, vẫn có một sự bố trí trật tự và có tổ chức.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải chú ý đến việc sắp xếp mọi thứ với tỉ lệ 1/3 không? Thực ra là không nhất thiết, mà nên xem quy tắc này như một hướng dẫn thô. Điều quan trọng nhất là đối tượng chính hoặc khu vực chính không phải là luôn luôn ở giữa bức ảnh. Đối với ảnh landscape, thường thì chân trời sẽ nằm ở 1/3 ở trên hoặc dưới. Đối với việc chụp các đối tượng khác, thì các đối tượng nằm ở 1/3 bên trái hoặc phải. Điều này sẽ giúp cho ảnh landscape trở nên sống động và ảnh chụp đối tượng tạo cảm giác định hướng/chuyển động.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải chú ý đến việc sắp xếp mọi thứ với tỉ lệ 1/3 không? Thực ra là không nhất thiết, mà nên xem quy tắc này như một hướng dẫn thô. Điều quan trọng nhất là đối tượng chính hoặc khu vực chính không phải là luôn luôn ở giữa bức ảnh. Đối với ảnh landscape, thường thì chân trời sẽ nằm ở 1/3 ở trên hoặc dưới. Đối với việc chụp các đối tượng khác, thì các đối tượng nằm ở 1/3 bên trái hoặc phải. Điều này sẽ giúp cho ảnh landscape trở nên sống động và ảnh chụp đối tượng tạo cảm giác định hướng/chuyển động.
Cải thiện hình ảnh hiện tại bằng cách cắt (cropping)
Chúng ta đã xem những ví dụ minh hoạ đúng quy tắc ở trên. Nhưng nếu ảnh chụp chưa đáp ứng được thì sao? Nếu không đúng quy tắc thì ảnh cũng vẫn đẹp? Có thể, nhưng thường thì không. Ví dụ tiếp theo minh họa cho việc cắt lại khung ảnh theo quy tắc và kết quả cũng tốt hơn. Do đó, chúng ta có thể phục hồi lại những bức ảnh đã chụp bằng cách cắt lại chúng theo quy tắc 1/3.
Trong ví dụ trên, một phần của bầu trời được cắt bỏ cho nên đường chân trời được áp vào 1/3 phía trên, khiến ảnh được nhấn mạnh vào tiền cảnh và núi non.
Giới hạn
Nhưng nếu chỉ đơn giản là không có gì trong hình ảnh để áp dụng quy tắc 1/3 thì như thế nào? Mặc dù hiếm, nhưng có thể là những trường hợp cực kỳ trừu tượng. Tuy nhiên, tinh thần chính của quy tắc 1/3 vẫn có giá trị: mang lại bức ảnh một cảm giác cân bằng mà không làm cho đối tượng trở nên quá tĩnh lặng không thay đổi.
Bỏ qua quy tắc 1/3
Hiện nay, phong cách tự do và sáng tạo có thể khiến chúng ta cảm thấy bị cản trở bởi sự cứng nhắc của quy tắc này. Tuy nhiên, tất cả các ràng buộc của quy tắc sẽ bị bỏ qua sớm hay muộn mà không có ngoại lệ. Miễn là nguyên nhân đó là một nguyên nhân tốt.
Nguyên tắc đặt đối tượng chính vào trung tâm của ảnh nếu như chúng ta muốn nhấn mạnh tính đối xứng của đối tượng chụp. Ví dụ như ảnh bên dưới đây.
Tương tự như vậy, có nhiều tình huống khác nhau khiến chúng ta bỏ qua quy tắc 1/3. Điều quan trọng là bạn tự hỏi mình: Đối tượng này có gì đặc biệt, và bạn muốn nhấn mạnh điểm gì? Bạn muốn truyền tải tâm trạng của đối tượng như thế nào? Nếu quy tắc 1/3 giúp bạn đạt được mục tiêu đó thì hãy dùng nó. Nếu không thì không sử dụng làm gì.
Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!
Một số hình ảnh theo đúng quy tắc 1/3 để tham khảo
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét