SEO Onpage là gì và nó giúp ích gì cho SEO website
Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014
Trong các tài liệu SEO từ trước đến nay, những người làm SEO luôn đề cập đến hai vấn đề chính của nó là SEO Onpage và SEO Offpage.
Cả hai đều quan trọng như nhau nhưng SEO Onpage luôn
được lên hàng đầu bởi vì nó là sự khởi nguồn đầu tiên cho SEO Offpage.
Một website/blog khi mới bắt đầu chắc chắn bạn chưa thể xây dựng liên
kết ngoài ngay lập tức mà cần phải tối ưu hóa Onpage kỹ càng trước tất cả các công việc khác.
Công việc SEO Onpage như thế nào là hợp lý? cách SEO
có gì mới mẻ trong năm 2013 này và cần có chiến dịch và kỹ thuật như
thế nào để làm tốt công việc này. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách
tối ưu hóa SEO Onpage cơ bản cho những người mới bắt
đầu SEO và củng cố thêm kiến thức cho những ai quan tâm. Bạn có thể tham
khảo các bước cơ bản về SEO Onpage được chia thành từng phần dưới đây
để tiện theo dõi và thực hành.
Giới thiệu về SEO Onpage
SEO Onpage là tối ưu hóa website và từng trang con trên một website với công việc cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi đăng bài để SEO. Mục đích của công việc này nhằm làm cho website cần SEO trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và thăng hạng từ khóa lên TOP 1 Google. Công việc cụ thể của nó sẽ được thực hiện dựa trên những kỹ thuật cần thiết và kinh nghiệm khi thực hành.Định hướng con đường phát triển một website/blog
Một website muốn phát triển mạnh mẽ và SEO tốt cần phải có một định
hướng ban đầu rõ ràng và cụ thể. Bắt đầu xây dựng một website/blog bạn
cần biết rõ nội dung mà nó hướng đến là gì? Cần tập trung vào một mảng
để tối ưu hóa từ khóa và có nội dung chất lượng nhất khi đăng bài. Khi
có một định hướng tốt ban đầu thì việc tiếp theo bạn cần nghĩ đến là sẽ
dự định làm gì? và làm nó như thế nào? thực hiện những phần nào trước?
Sau đó vạch ra một chiến lược có đầu tư và củng cố lại mọi thứ sau đó
bắt tay vào xây dựng nội dung và phát triển SEO.
Tối ưu hóa các nhân tố cơ bản trên website/blog
Nhân tố cơ bản trên website/blog mà mình nói đến ở trên là gì? Nó bao gồm tất cả các yếu tố mà các con bọ tìm kiếm ngắm đến khi ghé thăm website/blog của bạn.
Theo như hình ảnh mình đưa ở trên đó là công việc mà bạn sẽ thực hiện
sau khi đã có một website/blog với mã nguồn đã được tối ưu theo chuẩn
W3C. Khi thiết kế một website cần chú ý đến các phần quan trọng của một
website phải được chia thành 2 phần rõ rệt và tất cả phải được tối ưu
phù hợp với chuẩn web.
Thứ nhất
: Khi thiết kế giao diện cho một website cần phải có
đầy đủ các thẻ title, meta, … và code theo chuẩn W3C mà bạn có thể kiểm
tra tại website http://validator.w3.org/
Thứ hai
: CSS được tối ưu hết mức có thể để giúp website được
tải nhanh hơn, tốc độ là nhân tố ảnh hưởng đến SEO rất quan trọng. Hiện
tại thì tinhoc24h đang theo chuẩn HTML5 và CSS3 của W3c nhưng mà phần
CSS mình vẫn chưa tối ưu hết được.
Tiếp theo của công việc tối ưu là bạn cần chọn được những tiêu đề bài
viết và từ khóa phù hợp với nội dung. Các bạn có thể tham khảo 10 lời
khuyên để tối ưu hóa tiêu đề bài viết tốt nhất. Lựa chọn keyword “ăn
theo nội dung và tiêu đề” rất quan trọng và từ khóa chính phải được xuất
hiện trong tiêu đề để đánh dấu cho thẻ Meta. Sau khi lựa chọn được tiêu
đề và keyword chúng ta bắt đầu ngắm đến Description của bài đăng với
lưu ý như sau:
- Tiêu đề có độ dài 60 ký tự và chứa keyword chính. (một số tài liệu thì nói là 70 ký tự nhưng mình kiểm tra các kết quả tìm kiếm trên SERP các tiêu đề dài hơn 60 ký tự hầu như xuất hiện toàn dấu chấm không cung cấp cụ thể được tất cả).
- Meta Description có độ dài 156 ký tự là phần sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề trong kết quả tìm kiếm trên các SERPs.
- Keyword chính được điền trước các keyword khác trong thẻ Meta Keyword và xuất hiện trong tiêu đề bài đăng.
Đối với những người sử dụng Blogger có thể nói là khá khó khăn trong
việc xác định keyword và không thể điền nó vào các thẻ Meta. Tuy nhiên
với những ai làm trên mã nguồn mở hoặc tự code có thể tham khảo và sử
dụng hiệu quả. Blog sử dụng WordPress các bạn có thể tham khảo thêm các
Plugin hỗ trợ SEO như WordPress SEO by Yoast hoặc All-in-One SEO PRO.
Ngoài ra, website bạn cần phải có sitemap và file robots.txt để chỉ
định các bọ tìm kiếm index nhanh hơn nội dung mới của bạn lên Google sau
khi đăng bài.Tối ưu hóa nội dung và cách trình bày
Phần nội dung
: Content is king là câu cửa miệng của anh chàng
nghề SEO vẫn thường nói. Một nội dung trùng lặp mà bạn copy về chắc chắn
việc index đã khó khăn huống chi phải SEO Top là điều không thể. Cần có
sự đầu tư về nội dung và viết lưu loát (cái này bạn sẽ được nâng cao khi luôn chịu khó viết bài mới giống như mình) để luôn tạo cho mình một cái riêng, cái mới và đặc biệt hơn so với những trang web khác.
Phần trình bày
: là cách định dạng nội dung sao cho thật bắt
mắt với các thẻ định dạng cơ bản như: i, b, strong, em, viết hoa, viết
thường. Hơn hết khi đọc một câu trong bài viết cũng phải có dấu chấm,
dấu phẩy rõ ràng thì mới ổn. Sử dụng các thẻ <i> để in nghiêng
phần câu hỏi hay phần quan trọng nào đó bất kỳ. Sử dụng thẻ <b> để
im đậm một vài từ khóa tạo điểm nhấn cho bài viết. Còn nữa, Keyword
phải xuất hiện trong một thẻ <h2> để tác động đến từ khóa. Ngoài
ra, tiêu đề của bài viết cũng cần được trang bị cho một thẻ <h1>
đúng chuẩn thì mới hoàn thiện. Cách trình bày rõ ràng sẽ giúp bài viết
thu hút sự quan tâm của độc giả khi nó bắt mắt và lôi cuốn.
Xây dựng liên kết nội bộ
như trong bài viết trước mà đã nói đến để hỗ trợ cho SEO Onpage mạnh
hơn trên cùng một trang web. Và cuối cùng của phần này là tối ưu hóa SEO
hình ảnh trong bài viết với chuẩn code như sau:
<img src=”url” alt=”description”>
Thẻ Alt phải luôn có trong mỗi hình ảnh mà bạn chèn vào trong bài viết
vì nó ảnh hưởng đến SEO hình ảnh trên trang tìm kiếm Image của Google.
Có thể thêm thẻ title để nó hiển thị mỗi khi rê chuột vào và url hình
phải có dạng .jpg vì nó thân thiện với SEO hơn các định dạng khác. Trong
bài viết tiếp theo mình sẽ phân tích về SEO hình ảnh để các bạn theo
dõi.
Bạn nên xem: Tùy chỉnh Permalink tối ưu hóa SEO cho blogger và lọc ra những ý chính sau đó áp dụng cho SEO Onpage của bạn.Phần kết SEO Onpage
SEO Onpage là một công việc không hề đơn giản nhưng
cũng không quá khó nếu bạn chịu khó đầu tư thời gian vào chuẩn bị nội
dung và định dạng chúng. Ví dụ như bài viết này mình mất 2 tiếng đồng hồ
để soạn ra cụ thể nội dung chi tiết trong khi các website khác hướng
dẫn Onpage ngắn ngủn. Trước khi xuất bản một bài đăng hãy kiểm tra lại
tất cả những công việc bạn đã làm đã đạt yêu cầu hay chưa? cần chỉnh sửa
những gì? lỗi ngữ pháp có không? và cuối cùng là nhấn nút Đăng bài viết
như mình đã làm.
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ và SEO web tốt.Pham Huu Chinh copy Thương Lee (Tinhoc24h)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét